Tiêm Chủng Quốc Tế Gold – Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn

Search
Generic filters
Lọc theo sản phẩm
Gói vắc xin
Gói người lớn
Gói trẻ em
Vắc xin
Lọc theo chuyên mục
Bảng giá
Cẩm nang tiêm chủng
Tin tức
Thông tin Y Khoa
Tư vấn vắc xin
Tuyển dụng
Ưu đãi - Chương trình
Search
Generic filters
Lọc theo sản phẩm
Gói vắc xin
Gói người lớn
Gói trẻ em
Vắc xin
Lọc theo chuyên mục
Bảng giá
Cẩm nang tiêm chủng
Tin tức
Thông tin Y Khoa
Tư vấn vắc xin
Tuyển dụng
Ưu đãi - Chương trình
Search
Generic filters
Lọc theo sản phẩm
Gói vắc xin
Gói người lớn
Gói trẻ em
Vắc xin
Lọc theo chuyên mục
Bảng giá
Cẩm nang tiêm chủng
Tin tức
Thông tin Y Khoa
Tư vấn vắc xin
Tuyển dụng
Ưu đãi - Chương trình

Vắc xin Verorab (Pháp) | Vaccine phòng dại

360.000 

Vắc xin Verorab được chỉ định để phòng ngừa bệnh Dại ở trẻ em và người lớn. Có thể dùng vắc xin này trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Danh mục:

VẮC XIN VERORAB (PHÁP)

1. THÔNG TIN VẮC XIN VERORAB

Vắc xin Verorab được chỉ định để phòng ngừa bệnh Dại ở trẻ em và người lớn. Có thể dùng vắc xin này trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Verorab Phong Dai

Nguồn gốc của vắc xin

  • Verorab là vắc xin phòng dại được sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất.

Đường tiêm

  • Tiêm bắp: thường tiêm ở mặt trước – bên đùi đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi và ở tiêm vùng cơ delta đối với người trên 12 tháng tuổi.
  • Tiêm trong da: tiêm ở cánh tay hay cẳng tay
  • Không tiêm ở vùng mông. Không tiêm dưới da. Không tiêm vào mạch máu

Chống chỉ định

Tiêm vắc xin trước phơi nhiễm:

  • Bị quá mẫn với hoạt chất, vớt bất kỳ tá dược nào trong thành phần vắc xin, với polymyxin B, Streptomycin hay Neomycin hay với bất kỳ kháng sinh cùng nhóm nào, với lần tiêm vắc xin trước đây hay với bất kỳ vắc xin nào có thành phần tương tự
  • Phải hoãn tiêm trong trường hợp bị sốt hay bị bệnh cấp tính.

Tiêm vắc xin sau phơi nhiễm:

Vì bệnh Dại xác định dẫn đến từ vong nên không có chống chỉ định tiêm vắc xin sau phơi nhiễm

Không dùng Verorab bằng đường tiêm trong da: 

  • Những người đang điều trị dài ngày vằng cortisosteroid hay các điều trị ức chế miễn dịch khác hay chloroquine
  • Những người bị suy giảm miễn dịch
  • Những người đặc biệt là trẻ em bị vết cắn nặng, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ, hay đến khám trễ sau khi bị cắn

2. ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN

Dự phòng bệnh Dại trước phơi nhiễm 

Tiêm dự phòng trước phơi nhiễm cần được thực hiện ở các đối tượng có nguy cơ nhiễm virus dại cao

Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn nhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có làm việc trên virus Dại thì nên tiêm ngừa. Ở những người này sự miễn dịch cần được duy trì bằng những liều nhắc lại và kiểm tra bằng test huyết thanh chẩn đoán.

Dự phòng bệnh Dại sau phơi nhiễm 

Khi có nguy cơ nhiễm bệnh Dại thì phải tiêm phòng Dại ngay tức thì, dù là nguy cơ thấp nhất. Tiêm phòng Dại bắt buộc thực hiện tại một trung tâm chuyên về Dại với sự dám sát về y khoa.

Việc điều trị sau phơi nhiễm gồm điều trị không đặc hiệu tại vết thương, tiêm vắc xin và tạo miễn dịch thụ động bằng globulin miễn dịch hay huyết thanh kháng Dại. Việc điều trị phải phù hợp với loại tiếp xúc hay vết thương, tình trạng con vật và tình trạng tiêm phòng Dại của bệnh nhân.

3. PHÁC ĐỒ VÀ LỊCH TIÊM PHÒNG DẠI VERORAB

Lịch tiêm phải áp dụng tuỳ theo tình trạng tiêm ngừa và miễn dịch đối với bệnh Dại của bệnh nhân.

Tiêm ngừa trước phơi nhiễm

Tiêm chủng 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: 7 ngày sau mũi 1
  • Mũi 3: 28 ngày sau mũi 1 (có thể tiêm vào ngày 21)

Ở người suy giảm miễn dịch, 2 đến 4 tuần sau khi tiêm ngừa phải xét nghiệm huyết thanh học. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng kháng thể dưới mức 0.5 IU/ml tiêm thêm 1 mũi vắc xin dại là cần thiết.

Tiêm nhắc:

Khuyến cáo nên tiêm các liều nhắc lại và xét nghiệm huyết thanh học định kỳ để đánh giá tình trạng chuyển đổi huyết thanh của bệnh nhân.

Bảng 1: Khuyến cáo về dự phòng trước phơi nhiễm tuỳ vào bản chất của nguy cơ phơi nhiễm

NGUY CƠ BẢN CHẤT NGUY CƠ NHÓM TIÊU BIỂU DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM
LIÊN TỤC Virus hiện diện liên tục, ở nồng độ cao. Nhiễm qua không khí, tiếp xúc niêm mạc, cắn hoặc vết trầy xước. Nguồn phơi nhiễm có thể không biết Nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại. Tiêm ngừa cơ bản. Xét nghiệm huyết thanh học mỗi 6 tháng. Tiêm nhắc lại mỗi khi đồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ.
THƯỜNG XUYÊN Thường bị phơi nhiễm theo chu kỳ. Nhiễm qua không khí, tiếp xúc niêm mạc, cắn hoặc vết trầy xước. Nguồn phơi nhiễm có thể không biết Nhân viên làm trong phòng xét nghiệm chuẩn đoán Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh Dại ở động vật. Tiêm ngừa cơ bản. Tiêm nhắc sau 1 năm. Xét nghiệm huyết thanh học mỗi 2 năm. Tiếp tục tiêm nhắc khi nồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ.
KHÔNG THƯỜNG XUYÊN Bị phơi nhiễm thường là theo chu kỷ. Nhiễm qua không khí, tiếp xúc niêm mạc, cắn hoặc vết trầy xước. Bác sỹ thú y, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh Dại ở động vật thấp. Người đi du lịch tới vùng có bệnh Dại ở động vật. Sinh viên ngành thú y. Tiêm ngừa cơ bản. Tiêm nhắc sau 1 năm, tiêm nhắc lại mỗi 5 năm.

Tiêm ngừa sau khi phơi nhiễm

Ở người chưa tiêm dự phòng:

Sử dụng phác đồ Essen:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên (ngày 0)
  • Mũi 2: 3 ngày sau mũi 1 (ngày 3)
  • Mũi 3: 7 ngày sau mũi 1 (ngày 7)
  • Mũi 4: 14 ngày sau mũi 1 (ngày 14)
  • Mũi 5: 28 ngày sau mũi 1 (ngày 28)

Ở người đã tiêm dự phòng:

  • Nếu đã tiêm ngừa trước hơi nhiễm ít hơn 5 năm chỉ cần tiêm nhắc lại 2 liều vào ngày 0 và ngày 3. Không nhất thiết phải dùng globulin miễn dịch kháng Dại / huyết thanh kháng Dại
  • Nếu đã tiêm ngừa trước phơi nhiễm quá 5 năm, nếu đã tiêm không đầy đủ hay trường hợp không chắc chắn đã tiêm đủ liều thì xem như không tiêm ngừa đầy đủ và bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm đầy đủ.

Ở người chưa tiêm ngừa đầy đủ:

  • Tiêm nhắc 2 liều vào ngày 0 và ngày  3

4. LƯU Ý KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG DẠI VERORAB

Thận trọng khi sử dụng

  • Phải tuân thủ phác đồ tiêm chủng một cách cẩn thận như đã khuyến cáo
  • Giống như khi sử dụng các vắc xin bằng đường tiêm khác, phải theo dõi sau khi tiêm và chuẩn bị sẵn các phương tiện điều trị thích hợp để xử trí trường hợp hiễm vị
  • Thận trọng khi tiêm Verorab ở người bị giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu vì tiêm bắp ở những người này có thể làm cho họ bị chảy máu
  • Khi tiêm vắc xin cho các đối tượng bị suy giảm miễn dịch do bị bệnh gây ức chế miễn dịch hoặc do điều trị ức chế miễn dịch đồng thời nên kiểm tra huyết thanh 2-4 tuần sau khi tiêm vắc xin
  • Trong 24-72 giờ sau khi tiêm cần lưu ý đến nguy cơ có thể xảy ra cơn ngưng thở tạm thời và cần thiết phải theo dõi hô hấp khi tiêm các liều trong đợt tiêm cơ bản ở những rẻ sinh quá non tháng dưới 28 tuần đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh

Tác dụng ngoại ý

  • Thường gặp: đỏ chỗ tiêm, ngứa chỗ tiêm, bầm chỗ tiêm, cứng chỗ tiêm, suy nhược, triệu chứng giả cúm
  • Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt, run rẩy, ngất. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ. Rối loạn dạ dày, ruột.

5. BẢO QUẢN VERORAB

  • Vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng
  • Bảo quản trong hộp, tránh không để ánh sáng chiếu vào

Vắc xin Verorab  hiện đang có sẵn tại Trung tâm tiêm chủng quốc tế Gold.

Tham khảo các vắc xin khác tại đây hoặc gọi đến hotline: 0946.962.899 và 0946.962.953

Hướng dẫn đặt giữ vắc xin theo yêu cầu tại đây

Scroll to Top
anh-bia-tiem-chung