Virus HPV là nguyên nhân gây ra các căn bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung ở nữ giới, ung thư dương vật ở nam giới. Hiểu được gánh nặng do ung thư HPV gây ra. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những thông tin liên quan đến HPV và tiêm phòng HPV hiệu quả nhất!
Nội dung bài viết
Tổng quan về virus HPV và nguy cơ gây bệnh
Virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ
Ung thư cổ tử cung có nguyên nhân gây bệnh chính là virus Human Pappiloma Virus (HPV). Virus HPV có hơn 140 tuýp trong đó tuýp gây bệnh ung thư cổ tử cung có nguy cơ cao nhất chính là tuýp 16 và 18. Khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật và bìu cũng như miệng và cổ họng.
Có 2 kiểu chính của ung thư cổ tử cung:
- Ung thư bắt đầu trong biểu mô tế bào vảy: các tế bào mỏng phẳng dòng dưới cùng của cổ tử cung 9vayr tế bào). Trường hợp này chiếm 80-90% bệnh ung thư cổ tử cung
- Ung thư tuyến: xảy ra trong các tế bào tuyến dòng phần trên của cổ tử cung. Trường hợp này chiếm 10-20% bệnh ung thư cổ tử cung
Theo nghiên cứu, virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV. Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.
Virus HPV gây ra ung thư dương vật ở nam giới
Rất nhiều người có suy nghĩ HPV chỉ lây nhiễm ở nữ giới. Tuy nhiên thực tế cả năm và nữ đều có nguy cơ lây nhiễm virus HPV như nhau. Nếu như ở nữ giới HPV gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…thì ở nam giới như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu – họng và mụn cóc sinh dục ở cả hai phái.
Ở nam giới, theo Khảo sát kiểm tra sức khoẻ và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) tại Hoa Kỳ khảo sát trên 1.868 người nam từ 18 đến 59 tuổi, tỷ lệ nhiễm vi rút HPV lên đến 45,2%, gần như cứ 2 nam sẽ có 1 người nhiễm vi rút HPV.
Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, ước tính xác suất nhiễm vi rút HPV trung bình trong suốt đời của nam giới là 91%, tỷ lệ này ở nữ giới là 85%.
Các biến chứng của bệnh ung thư cổ tử cung
Đối với bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung, quá trình điều trị bệnh có thể gặp một số biến chứng như sau:
- Nguy cơ mất khả năng mang thai: đối với một số phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung sớm, khả năng sẽ cần phẫu thuật bán phần. Thủ tục phẫu thuật để loại bỏ cổ tử cung và chỉ xung quanh mô bạch huyết có thể bảo tồn tử cung. Liên quan đến việc mang thai trong tương lai cần có sự theo dõi của bác sĩ vì loại bỏ các tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến một tỷ lệ cao hơn sẩy thai và đẻ non.
Thông tin về biện pháp phòng HPV hiện nay
Phòng bệnh do HPV bằng vắc xin HPV
Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế thế giới để phòng ngừa HPV và các bệnh lý liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và các bệnh lý đường sinh dục khác, nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm vắc xin phòng HPV kết hợp cùng tầm soát định kỳ. Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng HPV phổ biến:
Vắc xin Gardasil 4 (Mỹ) | Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) | |
Số chủng phòng ngừa | Phòng 4 túyp HPV (6, 11, 16 và 18) | Phòng 9 tuýp HPV ( 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58) |
Độ tuổi tiêm vắc xin | 9-26 tuổi. Độ tuổi tốt nhất tiêm vắc xin là từ 9-14 tuổi, chỉ định cho nữ giới. | 9-26 tuổi. Độ tuổi tốt nhất tiêm vắc xin là từ 9-14 tuổi, chỉ định cho cả nam và nữ |
Chỉ định phòng bệnh | Bé gái và phụ nữ phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, các bệnh lý do nhiễm virus HPV | Bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn; các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản; mụn cóc sinh dục gây ra bởi Human Papillomavirus (HPV)
Bé trai và nam giới từ 9-26 tuổi để phòng ngừa ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản hậu môn; các tổn thương bộ phận sinh dục ngoài (bao gồm cả mụn cóc sinh dục) gây ra bởi HPV |
Phác đồ tiêm vắc xin | Lịch tiêm của vắc xin Gardasil (Mỹ) 3 mũi
|
Những người từ 9-14 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên
Nếu tiêm liều thứ 2 sớm hơn 5 tháng sau liều 1 thì cần tiêm liều thứ 3. Tất cả 3 liều hoàn thành trong 1 năm.
|
Giá vắc xin | 1.700.000 đồng | 2.860.000 đồng |
Phòng bệnh HPV bằng tầm soát ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm với mục đích tìm những tế bào bị biến đổi bất thường ở cổ tử cung, những tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư. Xét nghiệm này sẽ bao gồm xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV. Cả 2 xét nghiệm này đều được thực hiện trên tế bào cổ tử cung nên thực hiện với tần suất như sau:
- Phụ nữ 21-29 tuổi nên thực hiện Pap test mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo ở độ tuổi này.
- Phụ nữ 30-65 tuổi nên thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test (còn gọi là co-testing) mỗi 5 năm (lựa chọn ưu tiên). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn Pap test đơn thuần mỗi 3 năm.
Một số câu hỏi về virus HPV và vắc xin HPV (cập nhật liên tục)
Có thể điều trị bệnh do Virut HPV không?
Hiện nay chưa có phác đồ điều trị các bệnh do Virus HPV gây nên. Tuy vậy Bác sĩ có thể loại bỏ được các tổn thương về đường sinh sản mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường và mụn sinh dục gây nên bởi Virus HPV. Không giống như một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn lậu, Chlamydia hay giang mai, hiện nay chưa có thuốc kháng sinh để tiêu diệt virus HPV.
Vì thế chúng ta chỉ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để có thể hạn chế tối đa được các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở vùng hậu môn và âm đạo.
Có cách nào để bảo vệ bản thân trước HPV?
Bất kì ai khi đã có hoạt động tình dục thì đều có nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV gây ra. Tuy nhiên không phải lúc nào nhiễm HPV cũng có triệu trứng mà bệnh này có khi khá âm thầm, bạn khó có thể biết được bạn hay đối phương bị nhiễm HPV.
Bao cao su là biện pháp để bảo vệ được rất nhiều căn bệnh lây qua đường này. Tuy vậy đối với HPV thì biện pháp này không có hiệu quả trong việc giảm thiểu khả năng lây lan virus.
Sử dụng vắc xin phòng HPV như vắc xin Gardasil 4 hoặc Gardasil 9 dành cho cả nam và nữ là biện pháp bảo vệ an toàn và hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại. Không thể chữa được HPV bằng vắc xin nhưng sẽ giúp bạn phòng được các chủng khác và có thể bảo vệ chéo các chủng không trong vắc xin
Ngoài ra bạn có thể thực hiện các xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn để có thể phát hiện được HPV sớm nhất và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất!
Trường hợp nào nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung? Tiêm phòng HPV rồi có cần làm xét nghiệm nữa không?
Không có vắc xin nào phòng ngừa 100% HPV chính vì thế ngay cả khi tiêm đầy đủ vắc xin bạn cũng cần thực hiện việc xét nghiệm HPV định kỳ theo hướng dẫn.
Việc thực hiện xét nghiệm HPV định kỳ bằng phương pháp xét nghiệm HPV và PAP. Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm tầm soát ung thư phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của người bệnh:
- Nữ độ tuổi từ 21 – 29 tuổi nên làm xét nghiệm PAP (xét nghiệm ThinPrep Pap hoặc Pap smear) với tần suất 3 năm/lần.
- Nữ giới từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm PAP và HPV đồng thời 5 năm/lần. Hoặc thực hiện xét nghiệm PAP 3 năm/lần và xét nghiệm HPV 5 năm/lần.
Một số bệnh phổ biến do Virus HPV gây ra là gì?
Ung thư cổ tử cung
Đây là căn bệnh thường gặp phổ biến nhất do virus HPV gây nên ở nữ giới và là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới ở phụ nữ.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có biện pháp phát hiện can thiệp sớm. Tuy nhiên căn bệnh này thường có xu hướng diễn biến rất âm thầm, kéo dài từ 10-20 năm. Với các triệu chứng mờ nhạt khiến chúng ta có thể thường lầm tưởng với các bệnh phụ khoa khác, chính vì thế khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Ung thư âm hộ
Đây là loại ung thư hiếm gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 5% trong ung thư đường sinh dục nữ giới. Đây là loại ung thư rất khó phát hiện do triệu chứng ban đầu không rõ ràng và thường chỉ phát hiện được khi bệnh tiến triển mạnh.
Ung thư dương vật
Hầu hết các ung thư dương vật là ung thư biểu mô tế bào vảy; thường xảy ra ở những người không cắt bao quy đầu, ý thức vệ sinh tại chỗ kém. Thông thường Vi rút HPV chủng 16 và 18 là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục hay còn được gọi là bệnh sùi mào gà được xác định do HPV chủng 6 và 11 gây ra. Bệnh nhân có thể nhiễm HPV khi tiếp xúc với người hoặc vật nhiễm HPV tại vùng niêm mạc sinh dục. HPV thường lây qua quan hệ tình dục, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, hoặc quan hệ tình dục bằng miệng.
Trên đây là một số thông tin về virus HPV, tiêm phòng HPV mà bạn nên biết. Liên hệ trực tiếp tới Hotline của tiêm chủng Gold để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!