Bệnh dại là một căn bệnh được xếp vào đặc biệt nguy hiểm với tất cả mọi người, là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang con người bằng các bết cắn, xước… Bệnh có thể gây tử vong 100% nếu không chữa trị kịp thời. Vậy liệu có cần tiêm phòng dại trước phơi nhiễm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BỆNH DẠI
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính do vi rút dại, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Thời gian ủ bệnh của bệnh này thường là từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới vài năm. Những yếu tố tác động đến thời gian ủ bệnh:
- Tình trạng nặng nhẹ của vết cắn
- Vị trí vết cắn
- Khoảng cách từ vết cắn đến não
- Số lượng virus xâm nhập
Trong đó nếu vết cắn càng nặng và càng gần với dây thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Bệnh dại – mối đe doạ của con người
Một số thống kê về bệnh dại mà bạn nên biết:
- Trên thế giới cứ 9 phút lại có 1 ca tử vong vì bệnh dại.
- 40% Ca bệnh mắc bệnh dại chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi
- Nguy cơ tử vong là 100% nếu phát bệnh và không được tiêm phòng vắc xin dại.
CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ ĐỘNG VẬT CẮN
Khi bị chó mèo cắn, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa lây nhiễm vi rút bệnh dại như sau:
- Rửa vết cắn / cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
- Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
TIÊM PHÒNG VẮC XIN DẠI NGAY TRƯỚC PHƠI NHIỄM
Tiêm phòng dại trước phơi nhiễm
Nhiều người vẫn có quan niệm rằng, tiêm phòng dại chỉ cần thực hiện sau khi bị động vật cắn. Tuy nhiên, tiêm phòng dại ngay trước khi bị động vật cắn là liệu pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn. Thông thường những đối tượng nên tiêm phòng dại trước phơi nhiễm là những đối tượng có nguy cơ cao:
- Cán bộ thú ý, kiểm lâm, người nuôi dạy thú
- Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại
- Người làm nghề giết mổ chó
- Người dân và những người đi du lịch đến khu vực lưu hành bệnh dại
Tiêm phòng dại sau phơi nhiễm
Sau khi bị chó /mèo cắn, cần thực hiện tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Lịch tiêm chủng cho từng đối tượng sẽ được chỉ định từ bác sĩ tại cơ sở tiêm chủng.
Tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm là cách làm đúng đắn và hiệu quả, an toàn cao. Hiện nay tại Tiêm chủng GOLD có sẵn vắc xin dại Verorab. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất!