Tiêm Chủng Quốc Tế Gold – Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn

Search
Generic filters
Lọc theo sản phẩm
Gói vắc xin
Gói người lớn
Gói trẻ em
Vắc xin
Lọc theo chuyên mục
Bảng giá
Cẩm nang tiêm chủng
Tin tức
Thông tin Y Khoa
Tư vấn vắc xin
Tuyển dụng
Ưu đãi - Chương trình
Search
Generic filters
Lọc theo sản phẩm
Gói vắc xin
Gói người lớn
Gói trẻ em
Vắc xin
Lọc theo chuyên mục
Bảng giá
Cẩm nang tiêm chủng
Tin tức
Thông tin Y Khoa
Tư vấn vắc xin
Tuyển dụng
Ưu đãi - Chương trình
Search
Generic filters
Lọc theo sản phẩm
Gói vắc xin
Gói người lớn
Gói trẻ em
Vắc xin
Lọc theo chuyên mục
Bảng giá
Cẩm nang tiêm chủng
Tin tức
Thông tin Y Khoa
Tư vấn vắc xin
Tuyển dụng
Ưu đãi - Chương trình

Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng | Cha mẹ đặc biệt lưu ý

Hiện nay bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm, rất nhiều trường hợp nặng phải thở máy. Đặc biệt hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tại Việt Nam. Bài viết này sẽ đưa ra cách phòng bệnh tay chân miệng cho ba mẹ đặc biệt chú ý!

Thông tin dịch bệnh tay chân miệng tại Ninh Bình

Theo thông tin cập nhật ngày 26/06/2023 trong những ngày gần đây, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Ninh Bình liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị, đặc biệt có những trường hợp mắc bệnh nặng phải phải thở máy.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Ninh Bình, năm nay dịch bệnh tay chân miệng đến sớm hơn và xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, nguy hiểm. Trung bình mỗi ngày, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình tiếp nhận từ 200 – 250 trường hợp đến khám và điều trị, trong đó, số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt có những ca bệnh nặng phải thở máy.

 Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, gây ra vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng, đồng thời phát ban và nổi mụn nước ở tay, chân hoặc mông. Mặc dù các tổn thương này có thể gây đau đớn cho người bệnh nhưng về cơ bản, bệnh tay chân miệng khá lành tính, chỉ có rất ít trường hợp biến chứng và nguy hiểm.

Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, tập trung ở độ tuổi dưới 5 tuổi, thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè và đầu mùa thu. Hiện nay, tốc độ mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh do thời tiết diễn biến bất thường.

Bệnh tay chân miệng có nhiều dấu hiệu để nhận biết như: trẻ sốt cao liên tục không hạ, dễ nôn ói, run tay run chân, đi không vững, thở mệt, ngủ thường bị giật mình. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế uy tín để được khám, điều trị kịp thời.

Nguồn thông tin: Báo lao động: https://laodong.vn/y-te/tre-mac-benh-chan-tay-mieng-tai-ninh-binh-tang-cao-nhieu-ca-phai-tho-may-1209247.ldo

Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

Phong Benh Tay Chan Mieng

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống, khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  •  Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  •  Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  •  Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa phòng được bằng vắc xin. Tuy nhiên bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đúng lịch để tránh nhiễm chéo bênh, gây tăng nặng mức độ của bệnh. Khách hàng liên hệ trực tiếp Tiêm chủng Gold để được tư vấn phòng bệnh cụ thể nhất!

 

Scroll to Top
anh-bia-tiem-chung