Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não…. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi. Trong bài viết này sẽ đưa ra những thông tin về dự phòng bệnh thuỷ đậu và thời điểm bảo vệ bệnh tối ưu nhất!
Nội dung bài viết
Gánh nặng bệnh thuỷ đậu đối với cá nhân và cộng đồng
Bệnh thuỷ đậu có tính lây nhiễm cao kể cả khi chưa có triệu chứng
Thuỷ đậu do virut Varicella zoster gây ra, lây truyền dễ dàng trong cộng đồng
- Lây truyền trực tiếp qua các dịch tiết trên các tổn thương da, dịch tiết mũi họng
- Môi trường đông người là những ổ bệnh tiềm ẩn: công sở, trường học, xí nghiệp…
- Lây truyền 48h trước khi mụn nước xuất hiện. Kéo dài đến khi tất cả mụn nước đóng vẩy 4-7 ngày
Tỷ lệ lây truyền:
- Lây truyền giữa người thân trong gian đình: gần 87%
- Lây truyền ở bệnh viện: gần 70%
Bệnh thuỷ đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Nhiễm vi khuẩn thương tổn da thứ phát với tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của các trường hợp nhập viện và thăm khám y tế
Nhiễm trùng thứ phát với liên cầu khuẩn xâm lấn nhóm A có thể gây bệnh nghiêm trọng và dẫn đến nhập viện hoặc tử vong
- Viêm tiểu não: tỷ lệ mắc mới là 1/40000 trẻ
- Viêm não do virus thuỷ đậu: là nguyên nhân đứng thứ 2 gây viêm não do vi rút với tỷ lệ mắc mới là 0,2/100000 trẻ 5-6 tuổi và tỷ lệ tử vong là 9-20%
- Viêm màng não do virus thuỷ đậu: tỷ lệ là 4,4-11% trong số các trường hợp nghi ngờ viêm màng não do virus
Viêm phổi thuỷ đậu thường xảy ra 1-6 ngày sau khi phát ban và là biến chứng phổ biến nhất ở người lớn thường nghiêm trọng
- Biến chứng tim mạch với viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm mạch máu
- Biến chứng dạ dày, ruột: gồm viêm ruột thừa và viêm gan
Tuỳ vào thời điểm mẹ mang thai trẻ có thể phải chịu ảnh hưởng nặng nề
- Gần 30% trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh tử vong trong vài tháng đầu sau sinh do trào ngược dạ dày thực quản khó trị, viêm phổi hít tái phát nặng và suy hô hấp
- Gần 15% bị nhiễm Herpes Zoster trong khoảng thời gian từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 41 sau sinh
Ca lâm sàng thực tế về biến chứng thuỷ đậu – Trẻ trai 7 tuổi
Bệnh 4 ngày trước khi vào viện
- Mụn nước rải rác toàn thân, nôn, đau bụng và mệt mỏi, không sốt
Nhập viện Nhi, 6 giờ sau
Tình trạng nặng lên, nôn nhiều dịch hồng, sốt cao:
- Khó thở, kích thích vật vã, vân tím trên da, SP02 87-91%
- Phổi có nhiều ral ứ đọng, ral ẩm
- Nhịp tim 198 lần/phút, viêm cơ tim, sốc
- Mạch quay không bắt được, Refill 5s
- Gan 2-3cm dbs
- Đặt nội khí quản nhiều bọt hồng trong miệng, có nhiều tưa lưỡi, thở máy
Cấp cứu không kết quả, bệnh nhân tử vong
Kết quả chẩn đoán: Viêm cơ tim – Phù phổi cấp
Gánh nặng bệnh thuỷ đậu đối với các quốc gia
Bệnh thuỷ đậu phổ biến ở Mỹ Latinh với tỷ lệ mắc khác nhau giữa các khu vực
- Ở Mỹ Latinh, từ năm 2005-2012 tỷ lệ mắc bệnh thuỷ đậu hàng năm dao động từ 100 đến trên 100.000 ở Colombia đến 450 trên 100.000 dân ở Venezuela
- Tỷ lệ tử vong dao động từ 39 trên 100.000 trường hợp thuỷ đậu ở Colombia đến 250 trên 100.000 trường hợp ở Panama
- Các biến chứng do thuỷ đậu phổ biến : nhiễm trùng da ( 3 – 61%), nhiễm trùng hô hấp ( lên đến 15%), vấn đề liên quan đến hệ thần kinh ( 1 – 5%)
Tình hình dịch tễ ở Châu Âu phức tạp ở giai đoạn không có chương trình tiêm chủng thường quy
- Khi không có UVV, ước tính có 5,5 triệu ca thuỷ đậu mới hàng năm trên khắp châu Âu với 80 ca tử vong, 3 – 3.9 triệu bệnh nhân cần bác sĩ chăm sóc chính và 18200 – 23500 bệnh nhân cần nhập viện mỗi năm
- Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 5 tuối nhưng người lớn nhập viện thường xuyên hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn
Trong lúc dịch tễ học thuỷ đậu thay đổi theo vùng, tỷ lệ mắc mới vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều khu vực trên thế giới trong đó có vùng châu Á – Thái Bình Dương
Tại Việt Nam, bệnh thuỷ đậu vẫn còn diễn biến phức tạp với số ca hàng năm lên đến khoảng 30.000 ca
Nguy cơ trẻ nội trú nhập viện do thuỷ đậu mắc ít nhất 1 biến chứng do thuỷ đậu
- Nghiên cứu tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 9/2015 đến 3/2018 trên 268 bệnh nhi nhập viện cho thấy: Có đến 41% bệnh nhi xuất hiện biến chứng trong đó 20% bệnh nhi có từ 2 biến chứng trở lên. Có tới 81% trẻ được dùng Acyclovir
- Dữ liệu từ TT bệnh nhiệt đới, BV Nhi TW trên 65 trẻ sơ sinh cho thấy: Đối với trẻ chưa có miễn dịch từ vắc xin có đến 65% trẻ sẽ gặp biến chứng khi mắc thuỷ đậu. Nhiễm trùng da và viêm phổt là 2 biến chứng phổ biến nhất.
Dự phòng bệnh thuỷ đậu – Thời điểm bảo vệ tối ưu và khuyến cáo toàn cầu
Thời điểm bảo vệ tối ưu từ 12 tháng tuổi
Các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo tiêm ngừa liều đầu tiên của thuỷ đậu từ 12 tháng tuổi
Theo WHO:
- Nên sử dụng nguồn lực đủ để đạt và duy trì mục tiêu độ bao phủ vắc xin là lớn hơn hoặc bằng 80% ( nhỏ hơn 80% có thể làm cho tỷ lệ mắc bệnh chuyển sang cho người lớn tuổi hơn)
- Liều đầu tiên nên tiêm từ 12 tháng tuổi
Theo ECDC ( European Centre for Disease Prevention and Control )
- Liều đầu tiên sử dụng lúc 12 – 15 tháng tuổi
- Hai liều có hiệu quả khoảng 98% trong phòng ngừa thuỷ đậu và 100% hiệu quả chống lại thuỷ đậu nặng
Theo CDC ( Centers for Disease Control and Prevention )
- Liều đầu tiên sử dụng lúc 12 – 15 tháng tuổi
- Hai liều có hiệu quả khoảng 98% trong phòng ngừa thuỷ đậu và 100% hiệu quả chống lại thuỷ đậu nặng
Theo Slipe
- Liều đầu tiên sử dụng lúc 12 – 15 tháng tuổi
- Hai liều có hiệu quả khoảng 98% trong phòng ngừa thuỷ đậu và 100% hiệu quả chống lại thuỷ đậu nặng
Trên thế giới: 100% các quốc gia khuyến cáo sử dụng liều đầu tiên từ 12 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng quốc gia
- Tháng 7/2020, có 41 quốc gia (21%) khuyến cáo sử dụng vắc xin phòng thuỷ đậu trong chương trình tiêm chủng quốc gia
- 100% các quốc gia khuyến cáo tiêm chủng từ 12 tháng tuổi
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin – kinh nghiệm thực tiễn toàn cầu
Vắc xin ngừa thuỷ đậu sử dụng rộng rãi ở 12 tháng nên dữ liệu hiệu quả ghi nhận ở những trẻ sử dụng vào thời điểm này
Vắc xin ngừa thuỷ đậu liều duy nhất:
- Có hiệu quả vừa phải (81%) trong việc chống lại thuỷ đậu ở mọi mức độ
- Có hiệu quả cao (98%) trong việc chống lại bệnh thuỷ đậu mức độ vừa và nặng
Sử dụng từ 12 tháng giúp làm giảm nguy cơ tái nhiễm và sự khác biệt giữa các vắc xin
Vắc xin ngừa thuỷ đậu đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của Đài Loan năm 2004, sử dụng 1 liều cho đối tượng trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
- Vắc xin làm giảm đáng kể số ca nhiễm thuỷ đậu tại Đài Loan
- Tỷ lệ tái nhiễm của vắc xin chủng Oka/Merck giảm đều qua các năm
- Vắc xin chủng Oka/RIT có 2 đỉnh tái nhiễm ở năm thứ 6 và 11 sau tiêm chủng
Các phân tích tổng hợp cho thấy vắc xin chủng Oka/Merck đạt hiệu lực bảo vệ cao hơn các loại vắc xin thuỷ đậu khác khi sử dụng 12 tháng tuổi
- Một phân tích tổng hợp từd năm 2019 cho thấy 1 liều vắc xin Oka/Merck đạt hiệu lực cao trong các phân tích theo thời gian kể từ khi tiêm vắc xin
- Phân tích nhóm cho thấy khả năng phòng ngừa thuỷ đậu không suy giảm trong suốt 10 năm theo dõi
Hiệu lực, hiệu quả bảo vệ cao khi sử dụng ở trẻ trên 12 tháng đã phơi nhiễm bệnh thuỷ đậu
Ghi nhận khả năng tăng bảo vệ khỏi thuỷ đậu và khả năng làm giảm độ nặng của bệnh khi tiêm vắc xin chủng Oka/Merck để dự phòng cho những người nhạy cảm bị phơi nhiễm bệnh thuỷ đậu trong vòng 3 ngày, và có thể đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm.Một mô hình so sánh phác đồ tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu chủng Oka/Merck với chủng Oka/RIT liệu trình 1 liều, sử dụng dữ liệu lâm sàng trong 10 năm, ước tính rằng:
- Tổng cộng 90,3% số người được bảo vệ kéo dài sau khi nhận liều đầu tiên
- Vắc xin ngừa thuỷ đậu chủng Oka/Merck có hiệu quả tốt hơn khi so sánh với vắc xin chủng Oka/RIT sau liều đầu tiên ( 90,3% so với 61,7%)
Giảm chi phí điều trị hàng năm ở Mexico khi triển khai 1 liều vắc xin ngừa thuỷ đậu tiêm chủng toàn dân
- 9 chương trình tiêm chủng toàn dân 1 liều làm giảm tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí điều trị so với không tiêm chủng trong mỗi 10 năm
- Vắc xin Oka/Merck có độ phủ cao 95% có mức tiết kiệm chi phí lớn nhất ( ở năm thứ 10, tác động ngân sách hàng năm được dự báo là khoảng 4 tỷ peso Mexico tương đương 188 triệu USD)
- Vắc xin Oka/Merck làm giảm 20% tỷ lệ từ vong do thuỷ đậu so sánh với không tiêm chủng trong năm đầu tiên
Nguồn: Hội thảo khoa học: Dự phòng thuỷ đậu từ các khuyến cáo và kinh nghiệm thực tiễn toàn cầu: Đâu là thời điểm bảo vệ tối ưu (24.08.2022)
Tham khảo thêm: Virus Adeno và khuyến cáo phòng bệnh tốt nhất